ĐỀ ÁN TỰ CHỦ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

UBND TỈNH HÀ NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:     /ĐA-CĐYT  Hà Nam, ngày 20  tháng 01 năm 2015

 

ĐỀ ÁN

TỰ CHỦ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

 

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2009;

– Luật Giáo dục Đại học năm 2012;

– Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

– Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

– Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2012-2020;

– Công văn số 4004 /BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy;

– Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT, ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015;

– Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19/9/2014 của Bộ GD&ĐT về việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015;

– Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

– Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Tỉnh uỷ Hà Nam về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

– Kế hoạch số 1624/KH-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020;

– Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 – 2020;

– Căn cứ ý kiến tổng hợp của cán bộ – giảng viên và sinh viên, học sinh của nhà trường về xây dựng Đề án tự chủ tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy.

II. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

1. Mục đích

– Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

– Thực hiện chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.

– Đảm bảo chất lượng, phù hợp với ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương.

2. Nguyên tắc

– Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT, ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015.

– Đảm bảo lộ trình đổi mới trong công tác tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo  quy định.

– Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuân thủ theo các Thông tư, Công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh.

– Đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

– Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

III. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh

Có hai phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:

– Tổ chức xét tuyển dựa theo kết quả học tập trung học phổ thông đối với ngành đào tạo Cao đẳng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

– Tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo phương án do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

1.1. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam xét tuyển dựa vào kết quả học tập (học bạ) trung học phổ thông (hoặc tương đương) ngành cao đẳng:

 

I NGÀNH BẬC CAO ĐẲNG MÃ NGÀNH KHỐI XÉT TUYỂN CHỈ TIÊU TUYỂN/ TỔNG CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH GHI CHÚ
1 Điều dưỡng C720501 A (Toán, Vật lý, Hoá học)

B (Toán, Hoá học, Sinh học)

50%  

a. Tiêu chuẩn xét tuyển:

– Chỉ xét tuyển đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương);

– Đối với học sinh học trung học phổ thông phải có hạnh kiểm khá trở lên.

b. Điểm xét tuyển và quy tắc xét tuyển:

b. 1. Điểm xét tuyển

– Điểm trung bình từng môn thuộc khối xét tuyển của 6 học kỳ các năm (lớp 10, lớp 11, lớp 12) đạt từ 5.5 trở lên (ba môn cho từng khối là M1, M2, M3), trong đó:

+ Khối A: Toán, Vật lý, Hóa học.

+ Khối B: Toán, Hóa học, Sinh học.

– Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng được áp dụng theo đúng quy định trong quy chế tuyển sinh hiện hành (MUTKV, MUTĐT).

– Công thức tính điểm xét tuyển: MXT

MXT= M1 + M2 + M3 + MUTKV + MUTĐT

b. 2. Quy tắc xét tuyển

– Thí sinh phải đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn xét tuyển (điểm a. trên)

– Căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh xét những thí sinh có điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Đối với những hồ sơ thỏa mãn các tiêu chuẩn xét tuyển, cùng bằng điểm xét tuyển, thực hiện việc xét tuyển theo theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Thí sinh có điểm trung bình năm học lớp 12 cao hơn.

+ Thí sinh có điểm ưu tiên khu vực (KV) theo thứ tự từ KV1 đến KV2NT, đến KV2 và KV3.

+ Thí sinh có điểm ưu tiên đối tượng (ĐT) theo thứ tự của quy chế tuyển sinh hiện hành.

c. Lịch tuyển sinh của trường

–  Nhận hồ sơ và xét tuyển: Từ ngày 20/6 đến 10/11 hàng năm và được chia làm nhiều đợt xét tuyển (căn cứ dấu ghi ngày của bưu điện đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện).

– Công bố kết quả xét tuyển theo đợt: 15/8; 15/9; 15/10 và 15/11 hàng năm

– Khi nhập học thí sinh phải chứng nhận đã tốt nghiệp THPT mới được công nhận hoàn thành thủ tục nhập học và công nhận là sinh viên của trường.

Thí sinh nộp hồ sơ tham gia xét tuyển trong cùng khoảng thời gian quy định của từng đợt xét tuyển đều có giá trị xét tuyển như nhau, kết quả xét tuyển không phụ thuộc vào việc nộp trước hay nộp sau trong cùng một đợt xét tuyển.

d. Hồ sơ xét tuyển gồm có

– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam (phụ lục 5).

– Bản sao y có chứng thực: Học bạ THPT; Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm 2015.

– Giấy tờ chứng nhận đối tượng, khu vực ưu tiên trong tuyển sinh.

– 02 phong bì thư có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.

e. Phương thức đăng ký của thí sinh

– Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam – Đường Nguyễn Hữu Tiến – P. Lê Hồng Phong – TP. Phủ Lý – T. Hà Nam. Điện thoại: 03513. 851189

– Gửi qua đường bưu điện vào địa chỉ của trường.

f. Chính sách ưu tiên: Áp dụng chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT

g. Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện thu lệ phí theo quy định hiện hành

h. Quy trình xét tuyển

– Bước 1: Thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh, Ban Thanh tra công tác tuyển sinh.

– Bước 2: Nhập liệu, thống kê dữ liệu học sinh xét tuyển (kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm trung bình các môn theo khối, đối tượng, khu vực,…)

– Bước 3: Họp Hội đồng tuyển sinh xây dựng điểm trúng tuyển, tiến hành xét tuyển.

– Bước 4: Công bố kết quả xét tuyển (danh sách thí sinh trúng tuyển, danh sách thí sinh không trúng tuyển).

1.2. Tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo phương án do BGDĐT quy định

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phồ thông quốc gia vào ngành bậc cao đẳng:

I NGÀNH BẬC CAO ĐẲNG MÃ NGÀNH MÔN XÉT TUYỂN CHỈ TIÊU TUYỂN/ TỔNG CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH GHI CHÚ
1 Điều dưỡng C720501 – Môn bắt buộc: Toán

– 02 môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) mà học sinh tự chọn hoặc thay thế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia

50%  

a. Tiêu chuẩn xét tuyển

– Chỉ xét tuyển đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương).

– Áp dụng các chính sách ưu tiên khu vực và đối tượng theo đúng quy chế tuyển sinh hiện hành của BGD&ĐT.

b. Điểm xét tuyển và quy tắc xét tuyển

b.1. Điểm xét tuyển

– Chỉ xét tuyển những thí sinh tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì có điểm thi từng môn thuộc các môn xét tuyển (ký hiệu M1, M2, M3) của kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng được áp dụng theo đúng quy định trong quy chế tuyển sinh hiện hành (MUTKV, MUTĐT).

– Công thức tính điểm xét tuyển: MXT

MXT= M1 + M2 + M3 + MUTKV + MUTĐT

– Xét tuyển căn cứ vào chỉ tiêu và xét những thí sinh có điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

– Thí sinh đã tốt nghiệp năm 2014 trở về trước có thể đăng ký xét tuyển học bạ phổ thông theo phương thức trên hoặc đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Nếu đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, 3 môn đăng ký xét sẽ là: môn Toán (bắt buộc) và 02 môn trong các môn (Vật lý, Hóa học, Sinh học).

b.2. Quy tắc xét tuyển

Xây dựng điểm trúng tuyển: Căn cứ vào chỉ tiêu, kết quả thi của thí sinh và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GDĐT quy định Hội đồng tuyển sinh xây dựng điểm trúng tuyển.

Xét tuyển  

Nguyên tắc xét tuyển như sau:

Thí sinh trúng tuyển là những thí sinh đạt điểm trúng tuyển theo phương án mà Hội đồng tuyển sinh đã xây dựng.

Đối với những thí sinh cùng đạt điểm trúng tuyển nhưng số lượng vượt quá chỉ tiêu thì xét thêm các tiêu chí phụ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1) Thí sinh có điểm ưu tiên đối tượng (ĐT) theo thứ tự của quy chế tuyển sinh hiện hành.

2) Thí sinh có điểm ưu tiên khu vực (KV) theo thứ tự từ KV1 đến KV2NT, đến KV2 và KV3.

3) Theo môn học lần lượt là Sinh học, Hoá học, Toán, thí sinh có điểm cao hơn theo thứ tự ưu tiên sẽ được xét tuyển.

c. Lịch tuyển sinh của trường

– Nhận hồ sơ và các đợt xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Lưu ý: Thí sinh nộp hồ sơ tham gia xét tuyển trong cùng khoảng thời gian quy định của từng đợt xét tuyển đều có giá trị xét tuyển như nhau, kết quả xét tuyển không phụ thuộc vào việc nộp trước hay nộp sau trong cùng một đợt xét tuyển.

d. Hồ sơ xét tuyển  

Thực hiện theo quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

e. Phương thức đăng ký của thí sinh

– Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam – Đường Nguyễn Hữu Tiến – P. Lê Hồng Phong – TP. Phủ Lý – T. Hà Nam. Điện thoại: 03513. 851189- 858243 – 857203;

– Gửi qua đường bưu điện vào địa chỉ của trường;

– Các hình thức khác theo quy định của Bộ GDĐT.

f. Chính sách ưu tiên: Áp dụng chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT

g. Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện thu lệ phí theo quy định hiện hành.

h. Quy trình xét tuyển

Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành.

2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

2.1. Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh

– Trường thực hiện xét tuyển phù hợp với quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Trong quá trình tổ chức xét tuyển, nhà trường thực hiện các yêu cầu về chế độ công khai trong tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Ưu điểm của xét tuyển theo học bạ phổ thông và theo các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia: Việc xét tuyển theo tiêu chí riêng của trường sẽ tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội chứng minh khả năng học của mình, đồng thời giúp cho nhà trường có đa dạng nguồn tuyển. Từ đó nhà trường có cơ hội lựa chọn được người học đáp ứng yêu cầu đào tạo, khi ra trường đáp ứng được nhu cầu của ngành nghề và xã hội;

– Các tiêu chí xét tuyển hoàn toàn phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

– Định hướng được việc học tập của học sinh phổ thông, tránh học lệch, học thuộc lòng, khuyến khích vận dụng kiến thức để hình thành năng lực cụ thể.

2.2. Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh

– Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh trực thuộc Hiệu trưởng gồm những cán bộ có trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh. Hoạt động độc lập, giám sát việc thực hiện công tác xét tuyển, đảm bảo công bằng cho thí sinh tham gia xét tuyển theo đúng phương án đã đề ra.

– Kiểm tra, đối chiếu bản chính học bạ THPT, các giấy chứng nhận điểm thi, bằng tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp.

– Công khai quy định xét tuyển, quy trình xét tuyển.

– Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về xét tuyển và có hình thức khen thưởng đối với những cán bộ thực hiện nghiêm túc quy định xét tuyển hoặc phát hiện các hiện tượng, các trường hợp tiêu cực.

2.3. Những thuận lợi, khó khăn của phương thức xét tuyển riêng

2.3.1. Thuận lợi 

– Phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông giúp cho học sinh sớm định hướng ngành nghề của mình trong tương lai.

– Phương thức xét tuyển mới dựa vào kết quả mà quá trình học sinh tích lũy ở bậc trung học phổ thông sẽ hạn chế được rủi ro trong các kỳ thi tuyển sinh.

– Phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học ở các nước phát triển trên thế giới.

– Đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam giàu kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề.

– Cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học.

2.3.2. Khó khăn 

Đây là lần đầu tiên nhà trường áp dụng phương thức tuyển sinh dựa theo kết quả học tập trung học phổ thông và điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia nên không tránh khỏi một số khó khăn nhất định trong một số bước sau:

– Nhà trường chủ động (hoặc kết hợp với một số trường có bậc đào tạo Cao đẳng) xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác nhập liệu và xét tuyển.

– Xây dựng quy chế xét tuyển riêng.

– Công tác tuyên truyền, thông tin để học sinh hiểu rõ về các quy định xét tuyển riêng.

3. Điều kiện về nguồn lực thực hiện phương án tuyển sinh

Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục 04).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nội dung những việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức tự chủ tuyển sinh

1.1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh

– Căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

– Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

– Thành lập các Ban giúp việc Hội đồng tuyển sinh có: Ban thư ký,  Ban thanh tra; Ban  truyền thông, Ban cơ sở vật chất,…

– Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh; …

– Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, an ninh, … cho việc tổ chức xét tuyển sinh.

– Nhà trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh, lịch tuyển sinh cụ thể từng đợt.

– Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển, nội dung xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển, học phí, học bổng và các thông tin khác liên quan khác.

1.2. Tổ chức tuyển sinh

– Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện

Ban thanh tra tuyển sinh hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng Quy chế tuyển sinh.

3. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan

– Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh:  Hội đồng tuyển sinh của trường, Ban thanh tra công tác tuyển sinh, Hòm thư góp ý của Nhà trường.

– Người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được xác minh về tính chính xác.

– Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí thích hợp.

4. Chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung Đề án tự chủ tuyển sinh. Kết thúc kỳ tuyển sinh, Nhà trường  tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

V. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

1. Lộ trình

Nhà trường sẽ thực hiện việc tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT và kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia từ năm 2015 như trong Đề án.

2. Cam kết của Nhà trường

– Tổ chức tuyển sinh theo đúng Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các học sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, công bằng, khách quan.

– Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường trên cổng thông tin điện tử của trường, cổng thông tin điện tử phục vụ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên các kênh thông tin truyền thông, để xã hội và phụ huynh, thí sinh theo dõi, giám sát.

– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo đúng quy định.

– Xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật các hành vi tiêu cực, vi phạm Quy chế./.

 

 Nơi nhận:

– Cục Khảo thí và KĐCLGD – Bộ GD&ĐT;

– Ban Giám hiệu;

– Website nhà trường;

– Lưu: Phòng Khảo thí và KĐCLGD.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Văn Đàn

 

VI. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN

1. Phụ lục 1: Dự thảo Quy chế tuyển sinh của trường;

2. Phụ lục 2: Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua;

3. Phụ lục 3: Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;

4. Phụ lục 4: Danh mục các nguồn lực để thực hiện đề án.

5. Phụ lục 5: Đơn xin xét tuyển cao đẳng

6. Phụ lục 6: Thông tin tuyển sinh năm 2015 (theo Công văn số 5151/BGDĐT – KTKĐCLGD, ngày 19/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

PHỤ LỤC 1

QUY CHẾ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY  

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015, 2016

 

– Việc tổ chức tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy của Nhà trường tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; việc tổ chức xét tuyển cao đẳng hệ chính quy theo kết quả học tập THPT và dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo phương án do BGDĐT quy định được thực hiện theo các quy định tại mục 1.1. và mục mục 1.2., Phần 1. Phương thức tuyển sinh của Đề án tuyển sinh này;

– Nhà trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản, biểu mẫu để phục vụ công tác quản lý và hướng dẫn cán bộ, viên chức và thí sinh triển khai thực hiện Đề án tuyển sinh riêng.

 

 

PHỤ LỤC 2

 

KẾT QUẢ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG TRONG 5 NĂM (2009 – 2013)

 

TT Năm Lớp Số lượng Ghi chú
2009 Khoá 2 74  
2010 Khoá 3 55  
2011 Khoá 4 97  
2012 Khoá 5 151  
2013 Khoá 6 212  

 

 

PHỤ LỤC 3

 

CÁC NGÀNH VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG

 

TT

 

Các ngành bậc Cao đẳng

 

Mã ngành

 

Ghi chú

1 Điều dưỡng C720501  

 

 

PHỤ LỤC 4

 

DANH MỤC CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYỂN SINH

1. Về nhân lực: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến hết ngày 31/12/2013:

Giáo sư Phó Giáo sư Tiến sĩ KH  Tiến sĩ  Thạc sĩ  Đại học
 0  0  0  01  20  68

2. Cơ sở vật chất: Số liệu tính đến hết ngày 31/12/2013:

2.1. Tổng diện tích nhà trường và diện tích sàn nhà

2.2.1. Tổng diện tích nhà trường và diện tích sàn nhà

TT Cơ sở vật chất Diện tích (m2) SL phòng
       1 Tổng diện tích nhà trường 35.223 m2  
Tổng khuôn viên diện tích đất đang sử dụng 15.223 m2  
Trong quy hoạch nhà ở HSSV 20.000 m2  
       2 Số diện tích sàn sử dụng của trường 11.782 m2  
       3 Phòng làm việc của các phòng ban 720 m2 21 phòng

2.2.2. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

TT Loại phòng học Số lượng Diện tích (m)  Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy
Tên thiết bị Số lượng Phục vụ học phần/môn học
1. Giảng đường > 50 SV 16 1.050 m2 – Máy chiếu

– Màn chiếu

– Máy tính xách tay

– Máy trợ giảng

16

16

16

16

– Điều dưỡng

– Dược

– Hộ sinh

– Y sỹ

2. Giảng đường > 100 SV 03 360 m2 – Máy chiếu

– Màn chiếu

– Máy tính xách tay

– Máy trợ giảng

03

03

03

03

– Điều dưỡng

– Dược

– Hộ sinh

– Y sỹ

3. Phòng học vi tính 01 100 m2 – Máy chiếu

– Màn chiếu

– Máy tính

– Máy trợ giảng

01

01

45

01

– Điều dưỡng

– Dược

– Hộ sinh

– Y sỹ

 4. Phòng học Ngoại ngữ 01 100 m2 – Bộ điều khiển trung tâm

– Máy tính

– Máy chiếu

– Màn chiếu

– Âm li cho SV

– Cáp nối thiết bị chuyên dụng

– Tai nghe giáo viên và SV

– Loa treo tường 30W

– Phần mềm điều khiển

01

31

02

02

02

31

 

31

 

02

01

– Điều dưỡng

– Dược

– Hộ sinh

– Y sỹ

– Thư viện: diện tích 200 m2, diện tích phòng đọc: 100 m2

+ Số máy tính phục vụ tra cứu: 10 máy tính;

+ Số đầu sách: trên 500 đầu sách, tài liệu chuyên ngành

– Nhà ăn sinh viên: diện tích 400 m2

– Nhà thi đấu đa năng, khu thể thao: 2660 m2

 

PHỤ LỤC 5

UBND TỈNH HÀ NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
               Hà Nam, ngày……… tháng……. năm 201  

 

 

ĐƠN XIN XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG NĂM…….

Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam

 

Họ và tên: ……………………………………………………………………………….

Ngày sinh:  ………………………………… Nơi sinh: ………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên lạc: ……………………………email: . . .…………………… . . . . . . . .

Tên trường THPT (lớp 10): ……………………………………………………………..

Tên trường THPT (lớp 11): ……………………………………………………………..

Tên trường THPT (lớp 12): ……………………………………………………………..

Tỉnh/Tp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Quận/Huyện : . . . . . . . . . . . . . .  .  ………………………..

Khu vực:   ………………………… Đối tượng ưu tiên: ………………………………. .

Xếp loại tốt nghiệp THPT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm tốt nghiệp : . . . . . . . . . . . . . .

Sau khi nghiên cứu và hiểu rõ các quy định về tiêu chí và điều kiện xét tuyển của nhà trường, tôi đăng ký xét tuyển vào bậc học:    Cao đẳng

Ngành: ……………………………………………… Mã ngành: ………………………. Đăng ký xét tuyển:  Học bạ THPT ;   Điểm thi tốt nghiệp THPT

Tôi xin gửi kèm theo (bản sao y có chứng thực):  Bằng TN THPT;  Học bạ THPT;  Giấy chứng nhận TN tạm thời;  Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPH;  Giấy khai sinh;  Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên. (Thí sinh phải gửi kèm theo 02 bì thư có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ người nhận)

Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên là đúng. Nếu sai, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

            Hà Nam, ngày. . . . .tháng . . . .năm 201…

        Thí sinh đăng ký xét tuyển

           (ký và ghi rõ họ tên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi